Quả dứa có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp, dễ mua, là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại hoa quả không phải ai cũng có thể ăn. Bạn phải vô cùng lưu ý khi ăn loại quả này nếu không đây sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là trường hợp những người không nên ăn dứa vì dễ "rước họa" vào người. hãy lưu ý xem mình có thuộc danh sách những người không nên ăn dứa
hay không để còn phòng tránh nhé.
Những người đầu tiên không nên ăn dứa là những người có tiền sử viêm da cơ địa và dị ứng.
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở...
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản... vì vậy những người này không nên ăn dứa
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn dứa nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Mặc dù dứa là loại hoa quả rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với dạ dày của bạn.
Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, vì vậy người đau dạ dày không nên ăn dứa vì dễ làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
Khi ăn dứa, chúng ta cần chú ý đề phòng một căn bệnh rất thường gặp trong mùa dứa chín đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Cụ thể là, sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người.
Đối với những người đã bị say dứa một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa , tốt nhất là nên ăn ít hoặc không nên ăn dứa để thăm dò dần dần đề phòng cơ thể "không chịu" loại thức ăn này.
Chia sẻ bài viết:
Hệ thống cửa hàng Ngọc Châu fruits cam kết:
Hàng đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc
Đổi trả hàng hỏng, lỗi miễn phí
Giao hàng tới khách sau 30 phút
Bán đúng sản phẩm, đúng giá đăng trên website
Công ty TNHH trái cây Ngọc Châu
Địa chỉ: thôn Viên Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
MST: 0108102952 do sở Kế Hoạch đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 20/12/2017